Trà được xem là một trong những thức uống vàng mang đến nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và sức khỏe. Không chỉ giúp bạn thanh nhiệt, giải độc tốt hơn, uống trà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp hiệu quả. Song, nếu không biết cách uống cho đúng, bạn vẫn có thể gặp nhiều tác hại, rắc rối khôn lường về sau. Cùng theo chân Nội Thất Kenli đi tìm hiểu 8 sai lầm cần tránh khi uống trà mà bạn phải bỏ ngay nếu không muốn bị nguy hại cho sức khỏe nhé!
Nội Dung
Uống trà khi bụng rỗng, đói
Uống trà khi chiếc bụng rỗng của bạn đang kêu đói sẽ làm mất đi sự cân bằng nghiêm trọng bên trong dạ dày. Cụ thể là, các chất có tính axit và kiềm sẽ có sự chênh lệch, không ổn định dẫn đến việc làm gián đoạn hệ thống trao đổi chất của cơ thể.
Chưa kể, khi đói, bạn dùng trà để lấp đầy cảm giác là việc làm tổn hại rất nhiều đến chức năng hoạt động của thận. Khi hoạt động quá mức, thận có thể khiến bạn gặp chứng tiểu rắt, chóng mặt, tim đập loạn nhịp, chân run. Đồng thời, lớp niêm mạc dạ dày cũng bị kích thích, ức chế hoạt động tiết của túi mật làm bạn cảm thấy khó chịu, đầu óc quay cuồng buồn nôn như bị say vậy.

Uống trà khi bụng rỗng dẫn đến đau dạ dày
Uống nước trà quá đậm đặc
Ai cũng biết, trong trà có chứa các thành phần có tính chất kích thích mạnh như: caffeine, tannin và theophylline,… Vì thế, nếu bạn pha trà quá đậm đặc, lượng thành phần này sẽ tăng đáng kể, khiến cơ thể nạp quá nhiều khi không cần thiết.
Bằng chứng là, khi uống trà đậm đặc, bạn sẽ dễ gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt, khó chịu vô cùng. Đặc biệt, nếu giữ nguyên uống một trong 8 sai lầm cần tránh khi uống trà như thế này lâu dài rất có thể gây nên những tác hại nguy hiểm đối với cơ thể.
TÌM HIỂU NGAY: Trà Có Những Lợi Ích Nào Cho Sức Khỏe?
Uống trà ngay sau mỗi bữa ăn
Khi vừa mới ăn no, bạn đừng nên uống trà ngay lập tức, bởi trong trà có nhiều chất làm loãng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày. Từ đó, việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn của bạn sau bữa ăn sẽ bị suy giảm nhiều đi. Ngoài ra, chất tanin sẽ kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khó tiêu hóa, gây táo bón. Đương nhiên, khi khó tiêu hóa, thức ăn sẽ lưu lại những chất có hại ngày càng nhiều cho cơ thể.
Duy trì liên tục thói quen này lâu ngày, bạn sẽ bị thiếu hụt sắt và máu trầm trọng hơn. Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên uống trà sau khi ăn khoảng 1 giờ, lúc này là thời điểm bụng không quá no lại không quá đói vô cùng thích hợp.

Thời điểm chuẩn bị đi ngủ 1 ly nước lọc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn
Tránh uống trà gần thời điểm chuẩn bị đi ngủ
Trà được biết là có chứa hàm lượng lớn caffeine có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn để xoa dịu tinh thần hiệu quả. Do đó, nếu chuẩn bị đi vào giấc ngủ bạn đừng nên dùng trà, vì sẽ khiến bộ não tỉnh táo hơn, không thể có một giấc ngủ ngon.
Các nhà khoa học khuyến cáo, bạn nên uống một cốc sữa nóng hay vì uống trà trước khi ngủ. Có như vậy, giấc ngủ mới trở nên sâu và êm ái hơn.
Uống trà đã được pha đi pha lại nhiều lần
Việc pha đi pha lại nhiều lần một bình trà sẽ khiến nước trà không còn giữ được chất lượng và độ ngon như ban đầu. Chưa kể, việc làm này còn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, là một trong 8 sai lầm cần tránh khi uống trà. Thực tế, trà nếu pha đi pha lại nhiều lần sẽ bị biến chất và sản sinh ra thứ rất có hại cho sức khỏe. Khuyến cáo bạn chỉ nên dùng trà pha lại đến nước thứ 2.

Không nên sử dụng nước trà pha đi pha lại quá nhiều lần
Uống trà đã được để qua đêm
Theo các chuyên gia sức khỏe, trà để qua đêm không chỉ làm mất đi các vitamin và chất dinh dưỡng, mà còn chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, các chất thơm trong trà. Những chất này khi bị biến chất sẽ gây nên những độc hại khó lường cho cơ thể, sức khỏe người. Ngoài ra, bạn cũng không nên để trà pha xong quá lâu mà không dùng. Vì như thế, trà sẽ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, uống vào rất dễ gây nên các bệnh về đường ruột và bệnh tiêu hóa.
ĐỪNG BỎ QUA:
- Khám Phá Nguồn Gốc Trà Đạo Nhật Bản Và Cách Pha Đúng Chuẩn
- Cách Pha Trà Hoa Cúc Thơm Ngon Đúng Điệu Chuẩn Vị Trà Ngon
Không uống thuốc tây với nước trà
Nhiều người uống thuốc tây và tiện tay lấy ngay tách trà trên bàn trà có sẵn để nuốt thuốc trôi xuống vừa nhanh vừa tiện lại thơm ngon hơn nước lọc. Điều này là một sai lầm nên bỏ ngay nếu bạn biết chúng gây hại như thế nào. Trong thuốc có nhiều thành phần dược tính cao, nếu dùng chung với trà, chất tanin và theophylline chứa trong trà sẽ gây phản ứng hóa học mạnh mẽ. Từ đó, chúng khiến thuốc bị hạn chế phát huy tác dụng chữa bệnh.

Tuyệt đối không dùng thuốc tây chung với nước trà
Uống trà khi đang mắc một số bệnh tiêu biểu
Cụ thể, nếu bạn đang mắc một số bệnh như: mất ngủ, suy nhược thần kinh, bệnh loạn nhịp tim, thiếu máu, bệnh gan hay bị sỏi đường tiết niệu, thiếu canxi và loãng xương,… thì không nên uống trà nhé. Bởi, trong trà có các chất kích thích khiến các căn bệnh này trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí, nếu dùng nhiều, chúng có thể sẽ gây ra các tác hại không ngờ tới cho sức khỏe.
Kết luận
Hi vọng rằng, những chia sẻ về 8 sai lầm cần tránh khi uống trà trên của Nội Thất Kenli sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích khi có thói quen sử dụng trà. Từ đó, chúng cũng giúp bạn uống trà đúng cách hơn, mang tới lợi ích tích cực hơn cho sức khỏe của mình.