Con người ta thường tin vào những gì mà mình biết, hiển nhiên đó là một sự thật tâm lý. Cho nên, sẽ thật ngạc nhiên nếu như bạn tự nói với chính mình rằng “Đừng tin vào những gì tôi biết, bởi lẽ tôi không biết những gì tôi không biết”. Nhưng sự thật thì đôi khi, tin vào những gì mà chúng ta tưởng như đã biết vô tình lại rất nguy hiểm. Và lời khuyên đừng tin vào chính mình, trong một số hoàn cảnh lại vô cùng hữu ích.
Nội Dung
Mình biết – Người khác biết
Từ khóa: kiêm tốn, cái nhìn đa chiều, học hỏi
Đây là điều dễ thấy nhất trong cuộc sống hàng ngày, điều mình biết và điều người khác cùng biết về một chuyện gì đó. Chẳng hạn, chúng ta biết nhà để ở, xe để đi, nước để uống,… và người khác cũng biết điều đó. Về mặt tính cách, đây là những điều chúng ta hiểu về bản thân mình, nhận thấy ở bản thân và cũng là điều mà người khác thấy. Hoặc đây cũng có thể là điều mà ai cũng biết, ai cũng thấy. Ví dụ như mình biết – người khác đều biết là đi đường khi thấy đèn đỏ thì phải dừng xe lại, nếu vượt đèn đỏ thì sẽ bị vi phạm luật giao thông.
Mình biết – Người khác không biết
Từ khóa: chia sẻ, giúp đỡ, góp ý, cảm thông, học hỏi
Ví dụ một học sinh lớp 12 có thể biết giải hệ phương trình, nhưng dĩ nhiên một em học sinh lớp 1 thì không thể biết. Về mặt tính cách và cuộc sống, có những thứ thuộc về bản thân – mình biết nên mình hiểu, nhưng người ngoài không có nghĩa là biết điều đó. Hoặc mình nhìn ra được một điều gì đó từ người khác mà chính người đó cũng không nhìn ra. Tất nhiên khi mình biết thì nên chia sẻ và góp ý cho người không biết để họ biết điều mình biết. Điều này sẽ giúp người không biết có nhiều kiến thức hơn và tiếp tục truyền cái họ biết cho người không biết.
Mình không biết – Người khác biết
Từ khóa: học hỏi, thừa nhận, không tự suy diễn và lắng nghe
Ngược lại với số 2, đây chính là vùng mà mình không biết nhưng người khác biết. Chẳng hạn, một học sinh không biết giải bài tập, nhưng thầy giáo thì biết đáp án. Một nhân viên không biết cách làm một việc, nhưng người quản lý thì biết điều đó. Về mặt tính cách, có thể có những điều mình không biết về mình, nhưng người khác có thể hiểu về mình. Người không biết nên tự thừa nhận rằng mình không biết để người biết hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ mình. Bên cạnh đó, người không biết cũng nên chân thành lắng nghe và học hỏi hết mình.
Mình không biết – Người khác không biết
Từ khóa: học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu, chia sẻ và lắng nghe
Đây là vùng mà cả mình và người khác đều không biết. Lấy một ví dụ đơn giản, cả một học sinh lớp 1 và một học sinh lớp 5 đều có thể không biết cách tính đạo hàm của một hàm số. Về tính cách, có những thứ thuộc về chính bản thân chúng ta nhưng chúng ta không biết, và cả người khác cũng không biết. Cả 2 cùng không biết thì phải cùng nhau nghiên cứu, tìm tòi và chia sẻ những thông tin tìm hiểu được. Và biến cả 2 thành Mình biết – Người khác biết.
Ở đây có một vấn đề nằm ở chỗ vùng không biết. Vùng 3 là vùng mình không biết và vùng 4 là vùng cả mình và người khác không biết. Tuy nhiên, thông thường chúng ta quá để ý và quá tin tưởng vào vùng mà mình biết, cho nên đó là lý do vì sao chúng ta dễ ra kết luận sai lầm, và thông thường thì chúng ta lại không chấp nhận hoặc khó chấp nhận tin vào vùng mình không biết.
Với điều mà cả mình không biết và người khác không biết, cách duy nhất là phải đi tìm người biết điều mà cả mình và người khác đều không biết. Đó là lý do vì sao các cụ hay nói “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Cho nên, để phát triển được thực sự, thì cách tốt nhất là chúng ta phải làm rộng và phát triển VÙNG MÌNH BIẾT. Trước hết, muốn phát triển nó thì chúng ta phải thừa nhận rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta không biết. Người xưa thường dạy “Lúa chín thường cúi đầu, sông càng sâu càng tĩnh”. Nghịch lý nằm ở chỗ, ngày nay có quá nhiều bạn trẻ lại quá tự tin vào những gì mình biết, mặc dù họ không biết rất nhiều thứ họ không biết.
Có 3 vùng hiểu biết
Biết <0,1% là điều tôi hiểu và biết.
Không biết < 1% là biết có tồn tại nhưng chưa rõ vấn đề
Không biết là mình không biết >99% là mở rộng nội dung nói chuyện, tiếp cận và học hỏi cái mới
3 bài học rút ra
- Loại bỏ điều tôi biết rồi
- Khiêm tốn
- Nâng cao học hỏi
6 nguyên tắc hành xử của Kenli
- Chuẩn mực
- Thấu đáo
- Có là có – Không là không
- Chịu trách nhiệm
- Giữ chữ tín
- Không trình bày
Với nhân sự Kenli
Khi 1 nhân sự Kenli đạt 100% hiểu biết gồm có: 30% làm được, 40% viết thành tài liệu chi tiết và 30% dạy lại cho người khác.
- Điều mình biết có thể không đúng
- Luôn giữ góc nhìn khách quan
- Nâng hiểu biết ở tầm cao mới
Nếu chúng ta quá tự tin vào cách hành xử của mình, quá tự tin vào kiến thức của mình, và có xu hướng lấy những gì mình biết ra làm chuẩn mực thì điều đó là điều ảnh hưởng đến chúng ta rất rất nhiều. Chính vì thế, nếu muốn biết những gì mình không biết, chỉ có một cách là phải liên tục học hỏi, được người đi trước chỉ ra. Liên tục tự vấn bản thân, nghi ngờ về những gì mình làm, liệu đã tốt chưa, liệu đã ổn chưa. Đây cũng là một cách để phát triển tư duy đa chiều và tư duy logic.