Rèn Luyện Tư Duy Phát Triển, Biến Phê Bình Thành Động Lực Để Phát Triển Bản Thân

Rèn Luyện Tư Duy Phát Triển, Biến Phê Bình Thành Động Lực Để Phát Triển Bản Thân

Những lời phê bình hay chỉ trích chưa bao giờ là thứ “dễ nuốt”. Và hầu hết mọi người đồng ý rằng bị chỉ trích hiếm khi vui vẻ hay dễ nghe. Dù đó là lời phê bình của sếp, bình luận của người đồng cấp, hay thậm chí là nhận xét của nhân viên dưới quyền, họ đều có thể khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, khi nhìn vào số liệu thực tế, một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy thành công mãnh liệt nhất, chính là khả năng tìm kiếm, tiếp nhận và tận dụng những phản hồi, phê bình và chỉ trích tiêu cực.

3 bước để biến những phản hồi tiêu cực thành động lực để phát triển

Tiếp nhận

Điều này khá giống với phương pháp điều trị tiếp xúc (exposure therapy), vốn đã được giới tâm lý học áp dụng trong nhiều thập kỷ qua. Chẳng hạn, với một người mắc bệnh sợ một vật gì đó, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đó làm quen dần với vật gây ra nỗi sợ hoặc hoàn cảnh kích phát nỗi sợ mà không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. 

Ban đầu trước khi nghe những lời phê bình chúng ta thường cảm thấy tức giận hoặc chối bỏ và buồn bực. Vì thế hãy cố gắng giữ bình tĩnh, ngay cả khi người chỉ trích bạn có vẻ đang bị kích động. Đừng bị cuốn theo cảm xúc của họ, vì nếu làm như vậy bạn sẽ không có khả năng xử lý lời phê bình, và điều này sẽ ngăn cản bạn học hỏi:

  • Hãy hít thở sâu. Khi bị chỉ trích, việc tập trung vào hơi thở có thể giúp bạn giữ bình tĩnh. Thử đếm đến mười (nhẩm trong đầu) khi hít vào, nín thở khi đếm đến năm, sau đó từ từ thở ra.
    Cố gắng mỉm cười. Chỉ một nụ cười mỉm cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và có thể khiến người kia cũng thư giãn đôi chút.
  • Cho bản thân thời gian nguôi bớt. Trước khi phản ứng và thậm chí trước khi suy nghĩ về lời chỉ trích dành cho mình, bạn hãy cho bản thân thời gian để “làm nguội”.

criticism

Phản ứng lại

  1. Lắng nghe lời chỉ trích: Khi có ai đó phê bình, bạn cần chú ý và tỏ ra mình đang nghe họ nói. Duy trì tiếp xúc bằng mắt và thỉnh thoảng gật đầu để cho thấy bạn đang lắng nghe. Việc này có thể là khó, nhưng nó thực sự có lợi cho bạn. Nếu không lắng nghe, có thể bạn sẽ không phản ứng theo cách thích hợp và bạn sẽ bị chỉ trích nhiều hơn. Thậm chí nếu lời khuyên hoặc lời phê bình là xấu, việc nghe người đó nói vẫn là điều quan trọng. Nếu họ chỉ gửi lời nhắn, bạn vẫn có thể “nghe” trong tâm trí.
  2. Đáp lại khi sẵn sàng: Một số kiểu chỉ trích có thể quá gay gắt hoặc phức tạp nên không thể phản ứng ngay lập tức. Nếu có thể, bạn hãy chờ đến khi mình bình tĩnh, tự chủ và dành thời gian suy nghĩ về lời chỉ trích trước khi đáp lại. Đôi khi bạn cần phản ứng lại ngay, nhưng tốt hơn là bạn nên chậm lại. Hãy nói những câu “Cảm ơn vì đã phản hồi. Để tôi kiểm tra lại và xem có thể làm gì.”
  3. Xin lỗi vì sơ xuất của bạn: Nếu lời phê bình xuất phát từ việc bạn đã phạm sai lầm hoặc làm tổn hại đến ai đó, điều quan trọng là bạn cần xin lỗi ngay. Xin lỗi khác với đối phó với lời chỉ trích, do đó bạn đừng cho rằng lời xin lỗi buộc bạn phải thay đổi hoặc chấp nhận mọi lời chỉ trích mà bạn vừa nhận được.

bf709eab 30a4 4d6c a10e 0562ad6d343c

Rút ra bài học

Xem đây là một cơ hội. Cách lành mạnh nhất để xử lý sự chỉ trích là xem đó như một bước lùi để đánh giá hành động của mình và tìm cách cải thiện. Sự phê bình là một yếu tố có ích giúp bạn lên đến đỉnh cao trong cuộc chơi. Khi nhìn sự chỉ trích theo cách này, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng chấp nhận hơn. Không những bạn có khả năng tiếp nhận lời phê bình mà bạn còn nhận thấy rằng mình đang đi tìm những lời phê bình.

Thậm chí khi có người chỉ trích sai thì điều đó vẫn có thể giúp bạn thấy được những lĩnh vực mà bạn cần cải thiện. Sự việc có người cảm thấy có vấn đề trong công việc bạn đang làm ít ra cũng cho bạn biết rằng có lĩnh vực bạn cần cố gắng, ngay cả khi đó không phải là điều mà người chỉ trích nói đến.

Đừng bao giờ từ bỏ nỗ lực để trở nên tốt hơn. Hãy bền bỉ trong việc xử lý những lời phê bình. Sự phê bình thường dẫn bạn đi theo một hướng hoàn toàn khác với hướng đi bình thường của bạn hoặc không giống như cách mà bạn tin là đúng. Điều này có nghĩa là bạn phải gắng sức để hoàn thiện bản thân. Bạn cần lường trước những trở ngại khi cố gắng thay đổi hành vi của mình.

shutterstock 1577752405

Chia sẻ của bạn Quỳnh Anh:

Mỗi người có những tính cách khác nhau, khi tiếp nhận phản hồi khác nhau. Dù đó là lời khen đúng hay sai đều giúp mình phát triển bản thân hơn. Trước đây, chị là một người không kiểm soát tốt cảm xúc của mình và để bộc lộ bản thân quá nhiều. Nhưng sau này mình mới nhận ra là việc phê bình đến với mình thì mình rất cảm ơn dù đó là lời phê bình xấu hoặc tốt. Đôi lúc, những lời phê bình từ những người không thích mình thì sẽ nhìn thấy được một số vấn đề mà những người quý mình lại không nhận ra được, từ đó mình cũng có thể xem xét và sửa chửa. Tuy nhiên, chung quy lại là chúng ta phải tập được cái thái độ tiếp nhận ý kiến một cách bình thãn, cảm ơn và nhìn nhận lại với chính mình. 

Chia sẻ của bạn Tới team Marketing: 

Khi mình góp ý hay phê bình thì phải xem xét là những lời góp ý đó là để tôi thỏa mãn hay để người đó tốt lên. Bởi vì khi mà góp ý từ góc độ cá nhân để thỏa mãn thôi thì đôi khi nó sẽ không phải là sự phản hồi tích cực đối với người khác và có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của họ. Chính vì thế mà chúng ta hãy góp ý dưới góc độ giúp người đó phát triển và trở thành một phiên bản tốt hơn. 

Tin đọc nhiều nhất
NGƯỜI NỔI TIẾNG Nói gì về Kenli

Liên hệ
x
Tư vấn ngay
x